NGUỒN GỐC CỦA GỖ ĐÀN HƯƠNG
Viewed: 1762Đàn hương có nguồn gốc sinh sống ở Đông Timor, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Indonesia. Ở Việt Nam cây mọc hoang ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa...
Từ xa xưa, các đoàn lữ hành chở loại gỗ quý này từ Ấn Độ sang Ai Cập, Hy Lạp, La Mã đã từng là cảnh tượng hết sức quen thuộc. Theo ghi chép, việc sử dụng đàn hương bắt nguồn từ 4000 năm trước nhưng nó chỉ mới xuất hiện trong ngành chế tạo nước hoa cách đây vài thế kỷ. Nhiều ngôi chùa được xây dựng bằng gỗ đàn hương. Ở Ai Cập, người ta sử dụng dầu đàn hương để ướp xác. Ở Ấn Độ, người ta tin rằng mối không bao giờ tấn công gỗ đàn hương. Vì lý do đó, họ coi đó là một biểu tượng của sức sống. Gỗ đàn hương là một phần của truyền thống tôn giáo và tâm linh của Ấn Độ kể từ thời tiền sử và đã được sử dụng có hiệu quả như một loại thuốc truyền thống từ thời cổ đại.
Đàn hương có nguồn gốc ở Đông Timor, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Indonesia. Ở Việt Nam cây mọc hoang ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Bộ phận dùng là lõi của cây gỗ, thu hoạch vào mùa thu. Gỗ màu vàng nhạt, mùi thơm ngát, dùng dưới dạng khúc gỗ hoặc gỗ bào. Đàn hương là cây có giá trị kinh tế rất cao, được thế giới đánh giá là cây hương liệu siêu hạng, Trung Quốc đánh giá đàn hương là cây có thu nhập vào loại cao nhất trên một đơn vị diện tích, là cây “hoàng kim” giá đắt như vàng.
Gỗ đàn hương cứng, giác trắng, không mùi, lõi vàng nâu, được sử dụng sản xuất các loại hàng mỹ nghệ tuyệt diệu, rất đắt tiền, cất tinh dầu để sản xuất nhiều mặt hàng quý và xà phòng thơm. Ngoài ra, ngày càng có nhiều người rất ưa chuộng dùng gỗ đàn hương để thỏa mãn nhu cầu phong phú về vật chất của cá nhân và nhu cầu sản phẩm tâm linh, được coi là biểu hiện của nhu cầu hưởng thụ mang tính quý tộc.
Đàn hương là cây dễ tính, phổ thích nghi rộng, yêu cầu điều kiện sinh thái không quá khắt khe.