LOẠI GỖ CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO NHẤT
Viewed: 4217Gỗ có giá trị kinh tế cao khác với gỗ quý nhất, vì quý thường lâu năm nên giá trị chưa chắc đã cao. Hãy cùng điểm qua những loại gỗ đem lại giá trị kinh tế cao nhất.
1. Hoàng đàn hữu liên
Cây Hoàng Đàn mọc trên vách đá
Được gọi là gỗ thánh thần, mọc trên núi đá Lạng Sơn. Hoàng đàn Hữu Liên cùng với thủy tùng Đắc Lắc, bách vàng, bách xanh, bánh tán Đài Loan là 5 loài cây có nguy cơ tuyệt chủng, được gieo trồng, bảo vệ ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn (Hà Giang).
Hoàng đàn là gỗ quý hiếm thuộc nhóm IA, loại gỗ này còn có thể làm thuốc, làm hương liệu, mùi thơm giống như trầm hương.
Giữa lúc đói khổ, cơm không đủ no thì cái giá 60 – 80 đồng/kg hoàng đàn (lúc đó một con trâu có giá chỉ 30 nghìn đồng)
Hiện nay gỗ hoàng đàn đang bị săn lùng cạn kiệt, được mua với giá hàng chục, hàng trăm triệu đồng 1 kg.
2. Cây Sưa đỏ
Gỗ sưa đỏ
Cây sưa đỏ là cây gỗ quý đã không còn xa lạ với chúng ta. Trong vài năm trở lại đây, chúng ta thường được biết đến những vụ mua bán gỗ sưa hàng chục tỷ đồng, giá gỗ sưa có thể lên đến 60 triệu/1kg. Hay những vụ chặt chộm gỗ sưa quý hiếm ở Hà Nội
Sưa đỏ là cây gỗ quý đang được trồng phổ biến ở Việt Nam, giá gỗ sưa non (8-15 năm tuổi) dao động: 500.000- 2.000.000/1 kg, sưa già, lõi đẹp hiện vẫn bán được giá cao từ 10-20 triệu đồng/1kg.
3. Bách xanh
Cây Bách Xanh lâu năm
Gỗ thớ thẳng, khá min, khi khô ít nứt nẻ và không bị biến dạng, không bị mối mọt và mục, dễ gia công. Dùng để xây dựng nhà cửa, đóng đồ gỗ cao cấp, tiện đồ mỹ nghệ và làm đồ dùng văn phòng. Do gỗ có mùi thơm dịu nên còn được dùng làm bột hương. Ngoài ra cây có dáng đẹp, có thể trồng làm cảnh.
Bách xanh đang nguy cấp, bị lùng kiếm ráo riết để lấy gỗ làm bột hương, vì nguốn Hoàng đàn (Cupressus torulosa) đã bị can kiệt. Vùng suối Đatala (Đà Lạt) chỉ còn những cây nhỏ, đường kính dưới 10cm, ven thác Đarơcao (Đà Lạt) chỉ còn hơn 50 cây có đường kính trên 5cm. ước tính cả nước ta hiện tại không còn quá 500 cây bách xanh có đường kính trên 10cm. Môi trường sống của bách xanh cũng đang bị thu hẹp dần do nạn phá rừng và nạn nương rẫy. Mức độ đe doạ: Bậc V.