LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GỖ HUYẾT RỒNG
Viewed: 3298Gỗ huyết rồng là một trong những loại gỗ quý hiếm được sử dụng làm đồ mỹ nghệ đắt tiền. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn loại gỗ có một không hai này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu lịch sử về loại gỗ này.
Gỗ Huyết Rồng được sử dụng trong các cung điện vua chúa Ấn Độ xưa, và thường được gọi với tên là Gỗ Đế Vương. Tại Indonesia cổ xưa, loại gỗ này được tôn xưng là Chí Tôn Rừng Sâu, là một loại gỗ vô cùng quý hiếm, thường được quốc vương của nước này gọi là Quốc Mộc.
Do đặc tính sinh trưởng mạnh mẽ, có tên khoa học Dragon Blood - Huyết Long - hấp thu sinh dưỡng từ đất, mặt trời và phát triển mạnh mẽ tới mức các thực vật xung quanh hầu như không sinh sôi được. Phải mất 10 năm để cây đạt độ cao 1,2m nhưng sau đó huyết long lại phát triển khá nhanh. Tuổi thọ của huyết long lên tới 500 năm. Nhựa của cây có màu đỏ tươi như máu, vị chua nồng. Khi khô lại giống như những giọt ngọc trong suốt.
Gỗ Huyết Long trở nên trong suốt và rực sáng khi có ánh sáng tập trung rọi qua, đây là một đặc điểm hiếm và làm nên sự đặc biệt của thân gỗ này. Người xem sẽ cảm thấy rất bất ngờ và bị hấp dẫn khi tưởng chừng như chính thân gỗ đang phát sáng.
Người xưa cho rằng ánh sáng của gỗ Huyết Long giúp cho người sở hữu tránh khỏi những nguy hiểm rình rập cũng như những hóa giải những năng lượng xấu khi đi đường hay đến 1 nơi xa lạ. Ngoài ra, sức sinh trưởng của Gỗ huyết long là niềm tin về sinh sôi, thịnh vượng, thành công.
Ở châu Âu, trong thời Trung Cổ, nhựa cây Máu rồng rất quý, nhất là loại nhựa đặc có hình dạng giọt nước. Chúng được sử dụng trong các nghi thức tôn giáo và giả kim thuật. Cuối thời Trung Cổ và trong thời kỳ Phục Hưng, người ta đã sử dụng các loại cây khác cũng có nhựa màu đỏ để thay thế chúng. Vào thế kỷ 18, nhựa cây Máu rồng bắt đầu được sử dụng để đánh véc-ni cho các cây đàn Violin. Ngoài ra, nó còn được sử dụng làm kem đánh răng và nước súc miệng. Hiện nay, nhựa cây Máu rồng được sử dụng trong kỹ thuật khắc kẽm.