ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY THỦY TÙNG
Viewed: 1647Thủy tùng hay còn gọi là thông nước (danh pháp hai phần: Glyptostrobus pensilis) là loài thực vật duy nhất còn tồn tại thuộc chi Glyptostrobus. Đây là loài đặc hữu của vùng cận nhiệt đới đông nam Trung Quốc, từ tây Phúc Kiến tới đông nam Vân Nam, và cũng hiện diện ở miền Nam Việt Nam.
Mô tả: Cây gỗ trung bình đến to, thân cao đến 30 m hay hơn, đường kính thân 0,6 – 1 m hay hơn. Vỏ dày, hơi xốp, màu xám, nứt dọc. Cây có rễ khí sinh không bị ngập, phát sinh từ rễ bên, cao 30 cm, mọc lan xa cách gốc tới 6–7 m. Cây rụng lá, có tán hình nón hẹp. Lá có 2 dạng: ở cành dinh dưỡng có hình dùi, dài 0,6-1,3 cm, xếp thành 2-3 dãy và rụng vào mùa khô, ở cành sinh sản có hình vảy, dài 0,4 cm và không rụng. Nón đơn tính, cùng gốc, mọc riêng rẽ ở đầu cành.
Nón cái hình quả lê, mỗi vảy mang 2 noãn. Sau khi thụ tinh các vảy hóa gỗ và dính nhau ở gốc tạo thành một nón dài 1,8 cm, rộng 1,2 cm với các vảy gần như liền nhau 7 - 9 mũi nhọn hình tam giác, hơi uốn cong ra phía ngoài. Mỗi vảy mang 2 hạt, hình trứng, dài 13 mm, rộng 3 mm, mang cánh hướng xuống dưới.
Phân bố:
Việt Nam: Mới chỉ gặp ở Đắc Lắc (Klông Buc: Ea Hồ, EaH’leo, Buôn Ma Thuột).
Thế giới: Trung Quốc.
Sinh học:
Hạt chín tháng 11 - 12. Rất ít gặp cây con tái sinh dưới tán rừng.
Nơi sống và sinh thái:
Thông nước mọc ưu thế trong một số rừng đầm lầy rậm nhiệt đới nửu rụng lá trên đất sình lầy đọng nước thường xuyên, màu nây đỏ và đất feralit nâu đỏ, nâu vàng, tầng dày, độ phì khá cao, ở độ cao 700m cùng với một số loạ i cây lá rộng. Tần dưới là một số loại cây bụi mọc dày đặc như Bùi nước (Ilex thorellii), Trâm nước (Syzygium sp), Bọt ếch (Glochidion hirsutum).