ĐẶC ĐIỂM CỦA GỖ THỦY TÙNG
Viewed: 1617Cây Thủy tùng hay còn gọi là Thông nước, có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt) K.Koch, thuộc họ Bụt mọc Taxodiaceae, là loại cây có giá trị cao cả về mặt khoa học lẫn kinh tế.
Cây gỗ trung bình đến to, đường kính thân 0,6 – 1 m hay hơn, thân cao đến 30 m hay hơn. Vỏ dày, hơi xốp, màu xám, nứt dọc. Cây có rễ kí sinh không bị ngập, phát sinh từ rễ bên, cao 30 cm, mọc lan xa cách gốc tới 6–7 m. Cây rụng lá, có tán hình nón hẹp. Lá có 2 dạng: ở cành dinh dưỡng có hình dùi, dài 0,6-1,3 cm, xếp thành 2-3 dãy và rụng vào mùa khô, ở cành sinh sản có hình vảy, dài 0,4 cm và không rụng. Nón đơn tính, cùng gốc, mọc riêng rẽ ở đầu cành.
Theo nghiên cứu khoa học trong phong thủy cho rằng gỗ thủy tùng có tác dụng Vượng. Vì vậy các nghệ nhân hàng đầu Việt Nam thường dùng loài gỗ này làm Lộc bình hoặc tạc bức tượng đặt trong nhà với hi vọng mang lại bình an, may mắn cho gia chủ.
Cách phân biệt gỗ thủy tùng
Gỗ thủy tùng dễ nhầm lẫn gỗ thông tuy nhiên nếu đã tiếp xúc nhiều thì rất dễ nhận biết do gỗ thủy tùng có mùi thơm nhè nhẹ, lúc nào cũng tiết ra nhựa, mặc dù đã làm ra sản phẩm.
Giá trị tùy thuộc vào chất lượng khúc gỗ và vân trên khúc gỗ. Cách phân biệt gỗ tốt:
- Gỗ phải có độ nặng (gỗ không được nhẹ như xốp).
- Sản phẩm có giá trị khi nguyên khối không ghép (nếu có ghép thì chỉ ghép những chi tiết nhỏ không đáng kể).
- Gỗ có vân đẹp thường là vân chỉ hoặc vân chuối rõ nét. Vân chuối được ưa chuộn nhiều nhất.
Gỗ thủy tùng có rất nhiều màu và nhiều loại vân khác nhau:
- Về vân: vân chỉ, chuối, nhiều khi không vân.
- Về màu: xanh đen, xanh ngọc bích, tím, vàng, đỏ, nâu đỏ.